Tăng giá thuê đất: Bộ muốn, Sở can

Bộ Tài chính đề xuất tăng gấp đôi tỷ lệ tính đơn giá thuê đất hàng năm...

Bộ Tài chính đề xuất tăng gấp đôi tỷ lệ tính đơn giá thuê đất hàng năm, từ mức 0,5% lên 1%. Đơn giá thuê đất để xây dựng công trình ngầm cũng được nới rộng từ mức “không quá 30%” lên “không quá 50%” đơn giá thuê đất bề mặt có cùng mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng đất.

Hai điểm thay đổi này vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ sở tài chính các địa phương tại hội thảo lấy ý kiến về nghị định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và nghị định về thu tiền sử dụng đất ngày 3/3.

Gây khó cho doanh nghiệp

Theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ quy định đơn giá cho thuê đất một năm được xác định bằng tỷ lệ 0,5% và tùy theo mục đích sử dụng đất, chính sách ưu đãi mà có thể điều chỉnh trong khung từ 0,25% - 2% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành. 

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, điều 114 Luật Đất đai năm 2013, bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần, khi giá đất thị trường biến động lớn thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Nhà ở và tư duy bao cấp

Bằng việc đưa ra “chương trình nhà ở xã hội”, Bộ Xây dựng có lẽ là cơ quan sớm nhất tìm được lý do để “xin” 2.500 tỉ trong “gói kích cầu”. Bộ hy vọng là trong vòng bảy năm (2009 - 2015) có thể xây dựng 200.000 căn hộ với nguồn vốn đầu tư vào khoảng 49.000 tỉ đồng.
Theo báo cáo Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng hôm 12/12/2008, Nhà nước sẽ chuẩn bị mặt bằng, xây dựng hạ tầng, thiết kế mẫu… rồi giao cho “các thành phần kinh tế” thực hiện các dự án nhà ở; UBND các tỉnh, thành sẽ xem xét để đảm bảo cho những người được giao dự án một khoản “lãi định mức không quá 10%” giá trị công trình.

Những người được giao các dự án này còn được: miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn thuế sử dụng đất trong ba năm; được khấu trừ đầu vào khi chịu thuế VAT; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm và giảm 50% trong chín năm kế tiếp.

Chính Bộ Xây dựng, tác giả của chương trình này, cũng đang “xin phép Thủ tướng được trực tiếp đảm nhận đầu tư xây dựng một số dự án”.

Giá BĐS có vấn đề bất ổn

“Nói là thị trường đóng băng, nhưng thực tế, nhiều người bạn của tôi vẫn chưa thể mua được nhà. Trong giá bất động sản, có vấn đề gì đó bất bình thường, đặc biệt là các yếu tố cấu thành giá”.

Quan điểm trên được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung đưa ra tại buổi tọa đàm về triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản, do báo Đầu tư tổ chức ngày 9/5.

Mông lung đánh giá

Sở dĩ Thứ trưởng Trung đưa ra nhận định trên, là bởi, hiện ai cũng kêu thị trường bất động sản khó khăn, doanh nghiệp lao đao, nhưng thực tế giá bất động sản vẫn chưa giảm nhiều. Hơn nữa, cũng không có lý do gì để đưa giá của bất động sản quay trở lại thời kỳ “đỉnh cao” của những năm 2007 - 2008.

Cùng quan điểm đó, TS. Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị thế giới, nói rằng, muốn cứu bất động sản phải đánh giá xem bong bóng của Việt Nam hiện ở cỡ nào. Vì nếu tính giá bất động sản/thu nhập bình quân thì gấp 26,6 lần, trong khi các nước trong khu vực chỉ cao từ 4 - 6 lần.

Chuyên gia này khuyến cáo, “Nhà nước nếu không có đánh giá chính xác, khách quan mà cứ ném tiền ra thì mọi chuyện rồi đâu lại vào đấy”. Nguyên nhân là bởi, thể chế bất động sản của chúng ta phi thị trường, tham nhũng trong bất động sản rất lớn. Hơn nữa, nhóm lợi ích hiện nay rất “ghê gớm”, nên gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường chưa chắc đã đến người nghèo, người khó khăn về nhà ở.

“Với các giải pháp mà cơ quan quản lý đưa ra vừa qua để hỗ trợ thị trường, chẳng khác nào dùng người nghèo để phá băng bất động sản”, ông Lược nói.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, Mai Xuân Hùng, nói rằng ông có cảm giác đến thời điểm này thị trường vẫn chưa tìm được lối thoát. Bởi phần lớn, từ nhà quản lý đến các doanh nghiệp, chuyên gia đều khẳng định cần phải giải cứu bất động sản, song lại không ai đưa ra được đánh giá sát thực rằng giá bất động sản đã đến đáy chưa.

Và điều không ổn hơn nữa là lượng tồn kho bất động sản mà các cơ quan quản lý công bố được đánh giá theo tiêu chí nào, khi mà có tính toán cho thấy, nếu chia bình quân cho cầu (có khả năng thanh toán) của toàn bộ nền kinh tế thì phải 20 năm nữa mới tiêu thụ hết tồn kho.

Đặc biệt, trong khi nhiều nhóm đối tượng đều ủng hộ cứu bất động sản thì trong giai đoạn này, dường như mọi người đều mất lòng tin,người dân dường như họ không quan tâm tới bất động sản nữa. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, tham nhũng trong bất động sản là lớn nhất, lợi nhuận từ những năm 2008 là cao nhất. Do vậy, không có cớ gì để họ thay doanh nghiệp trả tiền cho tham nhũng trong bất động sản.

“Có nhiều nhà định mua nhà từ 5 - 6 năm nay nhưng giờ họ vẫn cứ để tiền đấy, chưa mua”, ông Hùng cho biết.

Cớ gì lại kéo giá lên?

Không đặt nhiều hoài nghi, song TS. Nguyễn Trí Hiếu, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ocean Bank nhìn nhận gói tín dụng 30.000 tỷ đồng dự kiến sắp được tung ra để hỗ trợ bất động sản vẫn chưa hợp lý, bởi lãi suất cho vay 6%, lại chỉ kéo dài trong mấy năm. Ông ví dụ tại Mỹ, lãi suất này chỉ 3% và họ cho vay cố định trong 30 năm.

Do vậy, theo chuyên gia này, gói tín dụng của Chính phủ vẫn chưa thể tạo được lòng tin từ người dân, do vậy cũng chưa trông mong gì thị trường bất động sản có thể phục hồi thanh khoản ngay trong 2014.

Theo ý kiến chủ quan của chuyên gia này, thị trường bất động sản hiện vẫn chưa chạm đáy nhưng có thể sẽ chạm đáy vào cuối năm, nhưng cũng không phải hình chữ V, mà có thể là đường lõm rất dài trong 2 -3 năm. 

Đưa ra khuyến cáo tại hội nghị, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng thị trường bất động sản hiện tồn tại nhiều nghịch lý, bởi thực tế nếu tính toán cho mọi nhu cầu thì cung thừa mà cầu cũng thừa.

Hơn nữa, nói về giá thì giá bất động sản hiện vẫn cao hơn nhiều lần thu nhập của người dân. Nếu cứu thị trường để bất động sản quay lại những thời kỳ sốt nóng thì làm sao khắc phục được việc chênh về giá và thu nhập.

Theo ông Võ, thị trường hiện nay điều chỉnh theo ý muốn của các đại gia chứ không phải là theo ý của Nhà nước, vì số liệu của chúng ta hiện có vấn đề. Do vậy, chỉ còn cách là phải giảm giá thêm nữa, chứ không thể để đưa giá về những năm 2008.
“Năm 2009, Chính phủ cũng đã từng đưa tay cứu thị trường chứng khoán, nhưng không cứu nổi. Sau khi cứu, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm thêm. Còn hiện nay thị trường chứng khoán đang diễn biến đúng với tính chất của thị trường. Với bất động sản cũng vậy, đừng hy vọng và cũng không ai cứu nổi thị trường, vì sẽ có nhiều điều giống như chúng ta đã từng thấy khi cứu thị trường chứng khoán”, GS. Võ cảnh báo.

Theo Vneconomy

Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?

Tính đến 15/1, số tiền giải ngân trong gói 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở lên tới 862,45 tỷ đồng, tương đương 2,8%, tăng 130 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2013. 
Nhưng theo ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội, nếu tính theo thang điểm 10 như học sinh đi thi thì 2,8% tương đương với 0,28 điểm, không thể xếp vào loại nào, dù chỉ ở mức trung bình, yếu kém.

Hơn 30 năm mới giải ngân hết?

Và nếu căn cứ vào tỷ lệ và tốc độ giải ngân như hiện tại, dễ thấy rằng, mục tiêu giải ngân trong 3 năm sẽ khó thành hiện thực, bởi gần tháng giải ngân hơn 800 tỷ đồng, trong khi mục tiêu của 12 tháng là phải 10.000 tỷ. 

Một phép toán đơn giản cũng cho thấy rằng, với tốc độ giải ngân như trên, để tiêu hết 30.000 tỷ, sẽ phải mất 32 năm, thay vì 3 năm như các nhà hoạch định chính sách dự tính.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà chương trình "Gặp nhau cuối năm" của VTV Tết Giáp Ngọ lại đưa câu chuyện gói 30.000 tỷ vào thành một trong những nội dung chính trong báo cáo của “Táo kinh tế”. Hình ảnh “leo cột mỡ” để ví người dân khi tiếp cận gói 30.000 tỷ có lẽ là một minh chứng khá sát thực cho những thủ tục quá cứng nhắc trong quá trình triển khai giải ngân gói “hỗ trợ” này.

Bất động sản “thà đau một lần còn hơn dai dẳng mãi”

Tính đến 15/12/2013, tổng giá trị tồn kho bất động sản là gần 95.000 tỷ đồng, giảm 26,5% so với quý 1/2013, tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ vừa và nhỏ. Trong đó Hà Nội tồn 6.580 căn chung cư và thấp tầng, tương đương với 12.900 tỷ đồng. Giá trị tồn kho ở phân khúc chung cư và đất nền tại Tp. HCM lên tới hơn 17.400 tỷ đồng.

Những số liệu này được đại diện Bộ Xây dựng nêu tại buổi toạ đàm về tổng quan thị trường bất động sản do ngân hàng BIDV tổ chức chiều 21/1.

Tại đây, đại diện đến từ Ban Kinh tế Trung ương, bà Hoàng Thị Tư nói: “Thà đau một lần còn hơn dai dẳng mãi, mấu chốt vấn đề là phải đẩy nhanh hàng tồn kho, thậm chí doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ”.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh, Phó tổng giám đốc BIDV cho rằng, hiện giao dịch thị trường bất động sản chủ yếu diễn ra tại các căn hộ có giá bình dân khoảng 15 triệu đồng/m2 và dự án đang dần hoàn thiện. Trong khi đó, nhà liền kề, biệt thự vẫn gặp khó khăn.

Giá nhà sẽ còn giảm nữa

Giá chào bán được dự báo vẫn sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạng do lượng cung hiện hữu trên thị trường vẫn còn lớn. Những dự án có vị trí tốt và giá hợp lý vẫn sẽ thu hút người mua.

Theo báo cáo mới đây của hãng tư vấn bất động sản Cushman&Wakefield, với những thay đổi gần đây trong chính sách của chủ đầu tư như đưa ra kì hạn thanh toán linh động, bàn giao căn hộ trước khi thu tiền từ khách hàng, chiết khấu, miễn phí quản lý và phí dịch vụ hoặc giảm giá trực tiếp, thị trường căn hộ để bán tại Hà Nội đã ghi nhận một kết quả tốt hơn trong quý IV/2013.

Giá chào bán trung bình cho căn hộ hàng A hiện là trên 50 triệu đồng/m2 (tương đương 2.372 USD/m2), hạng B có giá khoảng 30 triệu đồng/m2 (tương đương 1.423 USD/m2) và khoảng 16 triệu đồng/m2 (tương đương 762 USD) cho căn hộ hạng C (giá chào bán đã bao gồm VAT). Căn hộ hạng B và hạng C tiếp tục bán tốt với khoảng 23% căn hộ hạng B và 25% căn hộ hạng C được bán ra. Chỉ có 6% căn hộ hạng A được bán trong quý này.

Chuyển động đất nền ven đô

Đất thổ cư thuộc các xã ven đô như tại Cổ Nhuế, Phú Diễn… hiện vẫn dao động trong khoảng 25-30 triệu đồng/m2.
Theo Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản, giá đất thổ cư tại các khu vực ven đô hiện nay không giảm nhiều, chủ yếu do người dân vẫn đang có tâm lý nghe ngóng, chờ đợi giá sẽ lên cao hơn trong thời gian tới. Vị này cũng cho rằng, nếu so với nhà ở xã hội thì giá đất thổ cư ven đô hiện nay cũng không cao hơn nhiều. Do đó, phân khúc này vẫn giữ được sức hấp dẫn nhất định.

Rao bán miếng đất rộng 135 m2 tại Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) từ hơn 1 năm nay, chị Trịnh Thị Nhàn đã 2 lần phải hạ giá bán bởi điện thoại hỏi thăm nhiều mà chưa có người thực sự mặn mà. Chị cho biết, khu đất đã có sổ đỏ chính chủ, gần đường lớn, ngõ rộng 4m, ô tô đỗ cửa. Trước đây, giá bán tại khu này vào khoảng 40-45 triệu đồng/m2. Giờ mong đẩy hàng đi, chị quyết bán gọn cả miếng giá 3 tỷ đồng (hơn 22 triệu đồng/m2), mua nửa miếng giá 25 triệu đồng/m2.

BĐS 2014: Nắm bắt cơ hội để hồi sinh

Những khó khăn về nguồn vốn cùng với rào cản trong chính sách đang dần được gỡ bỏ, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển thuận lợi hơn. Bước sang năm 2014, nhiều cơ hội mới đang rộng mở đối với các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, song để có thể phát triển bền vững thì thách thức phía trước vẫn còn rất lớn.
Săn dự án để tái đầu tư

Thị trường BĐS khó khăn, nhiều dự án “đóng cửa” trong một thời gian dài. Đã có thời điểm người ta cho rằng bây giờ chẳng có ai dại mà đi mua lại dự án BĐS để đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhiều nhà phát triển dự án lại xem đây là thời điểm hợp lý để thâu gom những dự án tốt và thậm chí là họ tự tin vào một chu kỳ mới của thị trường sau một thời gian dài đóng băng.

Mới đây, Novaland Group - một trong những nhà phát triển dự án lớn đã đồng loạt công bố việc đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng cho việc “hồi sinh” một lúc 3 dự án BĐS ở HCM. Ông Phan Thành Huy, Tổng giám đốc Novaland, cho biết tập đoàn sẽ đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng để phát triển ba dự án mới, gồm Lexington Residence trên đường Mai Chí Thọ tại quận 2, Icon 56 trên đường Bến Vân Đồn, và Galaxy 9 trên đường Nguyễn Khoái tại quận 4, Tp.HCM. Tổng số căn hộ của ba dự án này khoảng 2.000 căn, trong đó Lexington Residence hơn 1.300, Icon 56 khoảng 200 và Galaxy 9 khoảng 500 căn.

Tù mù phân loại chung cư

Khi chung cư được phân loại đúng thì khách hàng sẽ mua được những căn hộ có giá cả phù hợp với chất lượng vì giá căn hộ được chủ đầu tư đưa ra căn cứ vào hạng chung cư. Bên cạnh đó, việc phân loại này còn giúp các cơ quan quản lý phân biệt được chất lượng của chung cư để quản lý, sử dụng, bảo hành, bảo trì. Tuy nhiên, đã gần 6 năm sau khi có hướng dẫn này thì vẫn chưa có chung cư nào được phân loại theo đúng quy định.
Loạn “mác” chung cư

Việc phân loại chung cư rất cần thiết, nhất là khi thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay vẫn chưa minh bạch, người dân vẫn còn tin vào quảng cáo của các nhà đầu tư để mua nhà. Tháng 7-2008, Bộ Xây dựng ra Thông tư 14 để phân hạng chung cư, gồm 4 hạng: hạng 1 có chất lượng sử dụng cao nhất; hạng 2 có chất lượng sử dụng cao; hạng 3 có chất lượng sử dụng khá cao; hạng 4 có chất lượng sử dụng trung bình. Thông tư này cũng quy định, chung cư phải được phân loại trước khi được rao bán trên sàn bất động sản.

Địa ốc trở mình

Thị trường bất động sản đã xuất hiện những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn hiện hữu và doanh nghiệp không được chủ quan, làm ăn “chụp giật”.
Liên tục mở bán

Cuối tuần qua, CTCP Long Điền đã mở bán Dự án Khu phố thương mại Olivine Town thuộc Khu đô thị, dịch vụ thương mại The Viva City quy mô 117 héc-ta, tổng vốn đầu tư 4.575 tỷ đồng, nằm tại 234 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Trước đó, Công ty Địa ốc Kim Oanh cho biết, chỉ trong 2 ngày mở bán (13 - 14/7), đã bán thành công 45 sản phẩm nhà phố, biệt thự thuộc Khu đô thị sinh thái Green Life City. Dự án có quy mô 25,9 héc-ta bao gồm 350 nền nhà phố, biệt thự với diện tích khuôn viên 95 - 800 m2. Dự án nằm trong tổng thể quy hoạch Khu đô thị - công nghệ cao Giang Điền 1.000 héc-ta, liền kề TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hiện Dự án đã thi công hoàn thiện cơ sở hạ tầng 98%.

BĐS ồ ạt "sale off" đầu năm

Nắm bắt được tình hình thanh khoản đầu năm cao, hàng loạt các dự án “bung hàng” kèm theo nhiều khuyến mại để đẩy hàng, thu hồi vốn.

Ngay những ngày năm mới, tại một số sàn giao dịch bất động sản lớn đã ghi nhân những giao dịch thành công. Điều này khác hẳn với thị trường một hai năm trước khi người mua nhà còn dè dặt. Nắm bắt được tính thanh khoản của thị trường đang tăng nhanh ngay từ những ngày sau tết, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã vào cuộc đẩy hàng bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn mời gọi khách.

Đầu tiên phải kể đến chương trình “Hái lộc mừng Xuân”, với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng mua căn hộ tại Dự án Thăng Long Number One (Số 1 Đại lộ Thăng Long - Hà Nội) của Liên minh các sàn giao dịch bất động sản G5 vào ngày 23/2/2014 tới đây. Theo đó, 20 khách hàng đầu tiên mua nhà tại Dự án Thăng Long Number One sẽ được giảm giá bán đến 50 triệu đồng mỗi căn.

Bất động sản “dậy sóng” đầu năm

Khác hẳn với không khí khai xuân đầu năm như thông lệ mọi năm, ngay từ những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ, các chủ đầu tư, sàn kinh doanh bất động sản đã “vào việc” từ khá sớm, khiến thị trường bất động sản như được tiếp thêm “sức mạnh” khởi sắc.

Ghi nhận không khí khai xuân đầu năm tại các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) cho thấy, thị trường đang có dấu hiệu khởi sắc khi có một số lượng lớn khách hàng tìm mua nhà ở ngay từ những ngày đầu năm 2014.

“Hái lộc” sớm…

Trao đổi với phóng viên vào những ngày đầu xuân Giáp Ngọ mới đây, đại diện các sàn giao dịch BĐS ở Hà Nội đều cho rằng, năm 2014, có nhiều yếu tố để khẳng định thị trường “ấm lên” khi có một lượng lớn dòng vốn FDI đang được “bơm” vào BĐS, cộng thêm nguồn cầu của những khách hàng có nhu cầu ở thực là rất lớn.

Ai thẩm định việc giá đất biến động trên 20%?

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2014. Tuy nhiên, một số ý kiến nhận định rằng, trên thực tế, nhiều quy định mới trong Luật Đất đai 2013 vẫn còn độ "vênh”. Vậy các điểm "vênh” phải được giải quyết như thế nào?
Nhiều điểm "vênh”

Ngay sau khi được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai. Đến thời điểm này, các địa phương đang cấp tốc triển khai thực hiện. Theo lộ trình, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xây dựng kịp thời 5 nghị định trước ngày 1-7 để thi hành Luật đất đai. Thế nhưng, trong khi các nghị định đang được xây dựng, thì nhiều chuyên gia đã phân tích rằng, Luật đang có những điểm "vênh”.

GS. TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì luật mới không tiếp thu ý kiến mới nào mà chỉ đưa những quy định hiện hành vào Luật. Phân tích về điểm "vênh” của Luật đất đai mới so với các luật liên quan như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, ông Võ cho rằng: "Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản mở rộng cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 vẫn chưa mở rộng quyền mua và giao dịch đối với khách hàng ngoại. Hay như Dự thảo Luật Nhà ở muốn đa dạng hóa chế độ sử dụng đất ở với nhiều loại thời hạn, nhưng Luật Đất đai 2013 vẫn giữ quy định đất ở được sử dụng vô thời hạn”.

Cũng theo GS Võ, Luật Đất đai sửa đổi vẫn quy định: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Như vậy, Luật đã chi tiết hóa tiêu chí để xác nhận "trường hợp thật cần thiết” được nhà nước thu hồi đất là trao thẩm quyền cho Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và HĐND cấp tỉnh. Riêng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thì Luật mới không tiếp thu ý kiến đóng góp của cộng đồng mà chỉ đưa những quy định cũ vào luật.

Nói về điểm "vênh” trong vấn đề thu hồi đất, Luật sư Nguyễn Hữu Danh, Ủy viên Hội đồng tư vấn về Dân chủ-pháp luật, UBTƯMTTQ Việt Nam nhìn nhận: "quy định thu hồi đất còn tệ hơn so với luật cũ”. Theo ông Danh, trước đây, UBND TP có thẩm quyền thu hồi đất của tổ chức. Còn cấp quận, huyện thu hồi đất của cá nhân. Nhưng bây giờ UBND TP có quyền thu hồi luôn đối với cá nhân. "Đây là một bất cập. Bởi nếu cấp quận, huyện thu hồi thì phải có quy hoạch, bản đồ, rồi ra thông báo trước 90 ngày, nhưng giờ thành phố muốn thu hồi là chỉ cần ra một quyết định là xong. Như vậy, người dân không kịp trở tay”-ông Danh phân tích.

Xử lý như thế nào?

Quy định về định giá đất, vốn được xem là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện về đất đai. Tuy nhiên nhiều ý kiến cũng nhìn nhận rằng, quy định về định giá đất trong Luật đất đai mới về bản chất không có gì thay đổi. GS. TS Đặng Hùng Võ cho rằng, về bản chất Luật mới cũng không có gì thay đổi. Nếu như trước đây Luật quy định việc định giá đất sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, thì nay thay bằng thuật ngữ "phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường”.

Khi cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thi hành Luật Đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang cũng cho rằng, bồi thường phải được nghiên cứu thỏa đáng và phù hợp với giá thị trường tại các địa phương. Theo luật sư Nguyễn Hữu Danh, Điều 54 trong Hiến pháp mới quy định thu hồi đất phải công khai, minh bạch. Chính vì vậy, dự thảo Nghị định phải có quy định hỏi ý kiến của người dân xem có chấp nhận thu hồi đất trong trường hợp thu hồi với mục đích phát triển kinh tế-xã hội không? và phải giải thích rõ vấn đề thu hồi đất trong phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Danh cũng cho rằng, Luật quy định giá đất là phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường. Do vậy, Nghị định cần quy định, cơ quan thẩm định, định giá đất làm trung gian, và người dân có chấp thuận, công nhận hay không? Bởi nếu vẫn giao như trong Luật là do cơ quan nhà nước đứng ra thẩm định là không khách quan, do cơ quan nhà nước khi thẩm định là dựa vào khung giá đất hàng năm của địa phương. "Trong khi đó, Chính phủ quy định bảng giá đất hàng năm không thay đổi trong 5 năm, và chỉ điều chỉnh khi giá đất biến động trên 20%. Vậy ai sẽ là người thẩm định việc giá đất biến động trên 20%” - ông Danh đặt vấn đề.

Nguồn tin : Đại Đoàn Kết


Một dự án, ba cách tính tiền sử dụng đất

Hai cơ quan trung ương có hai kết luận khác nhau, TP.HCM không biết phải thực hiện theo ý kiến nào. 
Đó là trường hợp dự án khu nhà ở tại phường Tân Tạo A, quận Bình Tân của Công ty Tiến Thắng. Các cơ quan thuế, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ viện dẫn các cơ sở pháp lý khác nhau, dẫn đến tiền sử dụng đất mỗi nơi đưa ra chênh lệch nhau nhiều tỉ đồng.

Hai cách tính lệch nhau đến hơn 9 tỉ đồng


Năm 2003, UBND TP cho phép Công ty Tiến Thắng được chuyển mục đích sử dụng 23.344 m2 đất (do công ty nhận chuyển nhượng) tại xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh, nay là phường Tân Tạo A, quận Bình Tân để làm dự án nhà ở. TP giao Cục Thuế hướng dẫn việc nộp tiền sử dụng đất cho dự án này. Theo báo cáo của Công ty Tiến Thắng, Chi cục Thuế quận Bình Tân thông báo tiền sử dụng đất phải nộp là 500.000 đồng/m2, tổng cộng công ty phải đóng hơn 6,5 tỉ đồng. Sau đó, Công ty Tiến Thắng đã nộp đủ số tiền trên (nộp nhiều lần, bắt đầu từ năm 2004 - PV).

Tuy nhiên, năm 2013 Kiểm toán Nhà nước khẳng định tiền sử dụng đất của dự án trên là trên 15,6 tỉ đồng. Cơ quan này cho rằng theo Thông tư 115/2000 của Bộ Tài chính, tiền sử dụng đất căn cứ vào bảng giá đất tại thời điểm cơ quan thuế ra thông báo thu tiền sử dụng đất. Thông báo này ban hành năm 2004, theo bảng giá đất thời điểm đó thì vị trí mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa là 1,2 triệu đồng/ m2. Kiểm toán Nhà nước đề nghị truy thu tiền sử dụng đất của dự án này thêm hơn 9,1 tỉ đồng.

Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Thuế TP thì giá đất tính thu tiền sử dụng được xác định tại thời điểm giao đất và doanh nghiệp kê khai. Thời điểm này, tiền sử dụng đất áp theo Quyết định 05/1995 của UBND TP và giá đất mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa chỉ là 500.000 đồng/ m2. Từ căn cứ đó, Cục Thuế đề nghị không xác định lại tiền sử dụng đất như kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

Có phải đóng phạt vì chậm nộp tiền?

Sau khi Kiểm toán Nhà nước có ý kiến, Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra việc nộp tiền sử dụng đất tại dự án trên. Cơ quan này viện dẫn Nghị định 38/2000 về thu tiền sử dụng đất yêu cầu “trường hợp giao đất sau ngày Quyết định 38 có hiệu lực thì phải nộp xong tiền sử dụng đất trong 60 ngày kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng”. Do đã quá 60 ngày kể từ ngày được giao đất đến lúc hoàn thành việc nộp tiền nên số tiền chậm nộp của dự án là gần 3,2 tỉ đồng.

Thế nhưng ý kiến trên cũng bất đồng với quan điểm của Cục Thuế TP. Cơ quan này cho hay dự án trên thuộc diện được chậm nộp tiền theo Nghị định 38, chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục để được cơ quan có thẩm quyền đồng ý là vì chưa có hướng dẫn. Đây là lỗi về mặt thủ tục, do đó Cục Thuế kiến nghị cho phép chủ đầu tư được bổ sung, hoàn thiện thủ tục mà không bị phạt.

TP yêu cầu Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý cho trường hợp này. Tuy nhiên, Sở Tài chính cho rằng Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ là hai cơ quan trung ương nên Sở và các cơ quan không thể có ý kiến khác. Hơn nữa, phần lý giải của Cục Thuế vẫn còn những vướng mắc chưa rõ. Do đây là một vụ việc nhưng hai cơ quan trung ương có hai kết luận khác nhau, vì vậy Sở Tài chính đề nghị TP kiến nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể để thực hiện.

Trong suốt bốn năm qua, do quan điểm khác nhau giữa cơ quan chức năng là Sở Tài chính và Cục Thuế TP, dự án chung cư và cao ốc văn phòng tại phường 16, quận 8 do Công ty Dũng Thịnh Phát làm chủ đầu tư cũng đang gặp vướng mắc về cách tính tiền sử dụng đất. Sở Tài chính cho rằng phải tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường cho dự án trên. Trong khi đó Cục Thuế khẳng định trường hợp này được áp bảng giá đất. Đến nay sự việc vẫn chưa được ngã ngũ.

Nguồn tin : Pháp luật TP HCM

tag: chung cu gia re tai tphcm | tìm căn hộ giá rẻ trong chung cư

Hàng loạt "ông lớn" địa ốc, giao thông bị kiểm toán trong năm 2014


Trong năm nay, KTNN sẽ thực hiện việc kiểm toán hoạt động xây dựng và sử dụng vốn đầu tư tại hàng loạt dự án công trình giao thông trọng điểm.
Sáng ngày 18/02/2014, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tổ chức họp báo về kế hoạch hoạt động năm 2014. Theo đó, trong năm nay, Kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2013 của 43 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

Trong đó có hàng loạt "ông lớn" BĐS và giao thông như: TCT cổ phần Sông Hồng, TCT Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico), TCT Công trình giao thông 4 (Cienco 4), TCT Xây dựng Sài Gòn....

Chung cư VP6 Linh Đàm - dự án giá rẻ 13 triệu/m2

Chung cư Vp6 Linh Đàm dự án giá rẻ trong tầm tay mọi người. Phân phối chung cu Vp6 Linh Đàm độc quyền chênh thấp nhất thị trường.
* Tiếp nối thành công phân khúc thị trường giá rẻ, chủ đầu tư đã và đang trong quá trình triển khai đưa dự án Chung cư VP6 Linh Đàm vào chiến dịch dự án Hot trong khoảng thời gian đầu năm 2014.
Với xu hướng mua nhà chung cư vị trí đẹp, giao thông thuận lợi, giá cả phải chăng, nhiều sự hỗ trợ, thì chủ đầu tư Lai Châu đã trở thành một trong số những chủ đầu tư có tiếng tăm mang lại những NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI cho người tiêu dùng, với những lí do như sau: Xem thêm: chung cu gia re tai tphcm

- Giá rẻ
- Vị trí đẹp
- Bàn giao nhà trước tiến độ với chất lượng công trình ổn định
- Hỗ trợ khách hàng vay vốn
- Uy tín !!!

 Vì thế, đến với chúng tôi, là nhà đại diện phân phối trực thuộc của chủ đầu tư, quý khách hàng không những an tâm về sản phẩm mà mình lựa chọn mà còn có thể trở thành đối tác tin cậy hợp tác lâu dài.
Hãy nhấc máy lên và gọi ngay để biết thêm thông tin chi tiết, tư vấn nhiệt tình miễn phí 24/24
MS THÚY : 0982 133 379

Làm đẹp nhà bằng ánh sáng

Chọn cách chiếu sáng vừa là yếu tố kỹ thuật vừa là yếu tố nghệ thuật bởi ngoài việc cung cấp ánh sáng còn giúp bạn trang trí và tạo nên vẻ đẹp cho từng không gian trong nhà. Xem: chung cu gia re tai tphcm
Khi chọn kiểu phòng và chọn kiểu thiết kế chiếu sáng, bạn nên xác định tương đối rõ ràng mục đích sử dụng để chọn được loại đèn, kiểu dáng, màu sắc ánh sáng cho từng căn phòng.

Phòng sinh hoạt chung

Phòng sinh hoạt chung là căn phòng sử dụng với nhiều hoạt động khác nhau. Vì thế, bạn có thể chọn nguồn sáng chính ở trung tâm sẽ giúp gian phòng luôn có đủ ánh sáng. Hãy bố trí thêm một chiếc đèn bàn bên cạnh nơi bạn thường xuyên đọc báo để ánh sáng tập trung hơn. Ngoài ra, phòng khách sẽ trở nên ấn tượng hơn khi bạn chọn đèn rọi cho những bức tranh hoặc sử dụng ánh sáng chiếu hắt trong các hốc tường.

Phòng bếp

Một không gian không kém phần quan trọng là phòng bếp. Bàn bếp, chậu rửa nên bố trí nguồn sáng riêng để có thể nấu nướng thuận lợi. Có thể tạo ra sự đối lập tự do của các vùng bóng đổ bằng cách kết hợp chiếu sáng ở phía trên cao với nguồn sáng ở dưới tủ bếp. Một hoặc hai chiếc đèn tường gắn ở góc phòng sẽ mang lại hiệu quả trang trí và làm cho không gian như rộng hơn.

Tái định cư “ma”

Dù cơ sở hạ tầng được đánh giá tốt, nhưng cả chục năm nay dân vẫn... chê không vào khiến nhiều khu tái định cư ở Đồng Nai giờ điêu tàn, hoang vắng…
Khu tái định cư Phước Bình (xã Phước Bình, Long Thành) rộng 16ha, sau 10 năm thành lập vẫn không có hộ dân nào vào sinh sống. Điện, đường, cống thoát nước… trong khu tái định cư đang xuống cấp trầm trọng; cỏ dại mọc ngút ngàn.

10 năm không một bóng người

Những con đường nhựa rộng thênh thang, phẳng lì vẫn không che lấp được một thực tế khu tái định cư Phước Bình đang “chết lâm sàng”. Để tận dụng sự bỏ hoang, người dân phơi phóng ngập tràn khoai mì trên các con đường này. Chị Võ Thị Tuyết (ấp 6) đang phơi khoai mì trên đường, mỉa mai: “Đường được Nhà nước tráng nhựa lại bỏ hoang, không tận dụng phơi khoai mì thì uổng lắm!”.

 Theo ông Trần Minh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh có 141 khu tái định cư, trong đó 69 khu đã hoàn thành. Hiện tỉnh đang yêu cầu các địa phương còn nợ tái định cư phải chi trả bồi thường và nhanh chóng bố trí tái định cư cho các hộ còn lại. Được biết, Đồng Nai vẫn còn gần 6.000 hộ phải được bố trí tái định cư.